Nhiều chuyên gia cho rằng, 3 tháng cuối năm là thời gian giới đầu tư đang dịch chuyển dòng tiền sang bất động sản, trong bối cảnh chứng khoán, vàng không duy trì không được sự ổn định, khó nắm bắt, nhất là đối với nhóm đầu tư mới.
Thị trường bất động sản cuối năm 2022 – Trong nguy luôn có cơ
Những tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản sẽ không có nhiều biến động. Tuy nhiên, cơ hội để sở hữu bất động sản cho các nhà đầu tư vẫn còn.
Nhận định về thị trường trong thời gian tới và “mách nước” cho người có nhu cầu mua bất động sản, giới chuyên gia cho biết, từ nay đến cuối năm 2022, sẽ không có nhiều biến động, nguồn cung mới cũng không nhiều. Những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn sẽ phải tìm cách đẩy hàng ra, đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư có sẵn tiền hoặc sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ thấp.
Hiện nay, để phát triển một dự án bất động sản, chủ đầu tư cần vốn chủ sở hữu, vốn vay từ ngân hàng, vốn từ các đối tác và vốn nhận thu trước từ khách hàng. Đây là những nhóm vốn chính để triển khai dự án bất động sản đất nền hay nhà ở, trong đó, phần lớn nguồn vốn đến từ vay ngân hàng. Khi ngân hàng siết chặt tín dụng, bên cạnh các doanh nghiệp bất động sản thì người mua cũng là đối tượng bị ảnh hưởng không kém.
Tuy nhiên, nguồn cung tại TP.HCM hay các tỉnh vùng ven sẽ không đột biến, tính thanh khoản cũng thấp,…nhưng giá cả sẽ tiếp đà tăng. Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản vùng ven, giải quyết bài toán an cư cho phần lớn người lao động.
Thách thức đối với thị trường bất động sản vẫn luôn hiện hữu trong những tháng cuối năm, bên cạnh đó vẫn luôn có cơ hội. Cụ thể, 3 chính sách lớn của Nhà nước (Nghị quyết 18; Nghị định 44/2022; Nghị định 65/2022) dần đi vào cuộc sống. Đây được ví như ánh sáng cuối đường hầm để tạo niềm tin với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, thị trường cũng đang dần minh bạch và lành mạnh hơn. Các đòn bẩy về tài chính sẽ được cải thiện, room tín dụng cũng sẽ được nới trong thời gian tới. Đặc biệt, tầng lớp trung lưu cũng tăng, từ 20 triệu người (năm 2019) tăng lên 24 triệu người (2021), dự kiến tăng lên 27 triệu người trong năm 2025.
Năm 2023, theo nhận định của Vị Phó Tổng thư ký VARS, Quốc hội sẽ ban hành hành loạt sửa đổi pháp luật có liên quan đến thị trường BĐS gồm: Luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản. Dự thảo hiện tại đang được đưa ra lấy ý kiến cho thấy sẽ có nhiều thay đổi lớn tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh BĐS của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Như vậy, chủ đầu tư sẽ được kiểm soát chặt hơn việc bán sản phẩm hình thành trong tương lai. Từ đó, tăng trách nhiệm của chủ đầu tư và trách nhiệm giám sát của ngân hàng tài trợ, bảo lãnh trong việc sử dụng tiền ứng trước của người mua nhà. Mặt khác, thay đổi này cũng ngăn chặn chủ đầu tư, doanh nghiệp lạm dụng tiền huy động từ người mua nhà để đầu cơ tích trữ đất đai, dự án dẫn đến dự án chậm tiến độ, dở dang.
Dòng tiền bất động sản – tiền đề bùng nổ đầu năm 2023
Nhiều nhà quan sát cho rằng với đà tăng lãi suất của hệ thống ngân hàng, tiền đã đi vào kênh tiết kiệm. Tuy nhiên, với sự trượt giá của Việt Nam đồng, hiện đã vào khoảng 5%, biên độ tăng của lãi suất là không đủ để hấp dẫn người dân gửi tiền vào két ngân hàng. Nhìn rộng ra hơn, vàng vẫn đang nhảy múa hết sức khó lường, ngoại tệ đầy rẫy rủi ro, có thể thấy giới đầu tư đang cân nhắc việc “chọn mặt gửi tiền”.
Lúc này, bất động sản đã nổi lên như một cứu cánh cho dòng tiền đầu tư, nhờ đặc tính an toàn và giữ giá. Thực tế cũng ghi nhận làn sóng đầu tư vào bất động sản đang trở nên rầm rộ từ cuối quý 3/2022 đến nay, dù cho vẫn còn những lo ngại nhất định về thanh khoản của thị trường.
Về tiềm năng phát triển của thị trường trong năm 2022, các chuyên gia cho rằng: đất công nghiệp, kho xưởng xây sẵn tiếp tục là nhu cầu chính của thị trường, vì Việt Nam hiện nằm trong “tầm ngắm” của các dự án có quy mô siêu lớn. Năm 2021, bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn duy trì ổn định và sẽ tăng tốc hơn khi thị trường bước vào 3 tháng cuối năm.
Chuyên gia kinh tế – TS. Cấn Văn Lực nhận định, giá bất động sản năm 2022 có xu hướng tăng, trung bình ở các phân khúc từ 5 – 8% do nguồn cung khan hiếm, nhu cầu cao. Trong đó, giá bất động sản khu công nghiệp sẽ tăng nhanh, trung bình 10% (có địa phương tăng 3%, có địa phương tăng 18%). Đây sẽ là phân khúc được săn đón trong vài năm qua và sẽ tiếp đà tăng trưởng khi những nhà máy sản xuất bắt đầu đặt cơ sở tại Việt Nam để phát triển công nghiệp.
Cuối năm năm 2022 các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp trở lại thị trường, từ đó đẩy mạnh các hoạt động giao dịch đất công nghiệp, xây dựng nhà xưởng. Nền kinh tế Việt Nam là điểm đến đón làn sóng FDI mới cho việc phát triển công nghiệp; sự hỗ trợ qua lại giữa hai thị trường phía Bắc và phía Nam, kéo theo BĐS công nghiệp cả nước phát triển.
Chính vì những lý do trên, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ đượcnhà đầu tư lựa chọn làm đích đến để chuẩn bị cho sự “bùng nổ” của thị trường bất động sản ở đầu năm 2023.